Tìm hiểu trang category, author, tag, archive, page

Tìm hiểu trang category, author, tag, archive, page

Chào mừng bạn đã quay trở lại với dự án ebook  hướng dẫn thiết kế theme wordpress của FcWordpress.net. Nội dung chính của bài học hôm nay là chung ta đi tìm hiểu vể trang category, author, tag, archive

Tìm hiểu trang category, author, tag, archive, page
Tìm hiểu trang category, author, tag, archive, page

1.Trang category: trong wordpress trang này đảm nhiệm chức năng hiển thị các bài viết trong cùng một category (cùng một chuyên mục)

2.Trang author: nó đảm nhiệm chức năng thể hiện các bài viết của một tác giả nào đó

3.Trang tag: trang này có chức năng hiển thị các bài viết trong cùng một tag

4.Trang archive: trang này có chức năng hiển thị các bài viết lưu trữ theo thời gian (ngày, tuần, tháng, năm)

5.Trang page: đảm nhận chức năng hiển thị nội dung của trang page trong wordpress (trang ít biến động)

Về code của các trang này thì sử dụng giống trang index của chúng ta, tôi đang nói đến phần html và css của nó, còn trang page thì sử dụng code của trang single, mà hai trang này chúng ta đã đi tìm hiểu, nên tôi không nhắc lại nữa

Với phương châm mỗi bài viết sẽ đem lại cho bạn một kiến thức gì đó của phần html và css.

Bạn thân mềm một trang html yêu cầu đòi hỏi phải đúng chuẩn, hôm nay tôi và bạn cùng tìm hiểu về:

11 Lưu ý khi viết mã HTML

Trong thiết kế website, việc viết mã HTML hợp lệ và đúng chuẩn là rất cần thiết, nhưng trong quá trình thiết kế sẽ không thể tránh khỏi một số lỗi không hợp lệ (invalid)

Sau khi viết xong phần html của bất kỳ một trang nào, bạn nên kiểm tra nó có đúng chuẩn không

Để kiểm tra một đoạn mã HTML mình viết có đúng chuẩn hay không, bạn truy cập địa chỉ: http://validator.w3.org

Nếu mã HTML của bạn hợp lệ sẽ nhận được thông báo Passed, ngược lại sẽ nhận được thông báo chi tiết các lỗi bạn cần chỉnh sửa

Vậy làm thế nào để chúng ta viết code html cho nó đúng chuẩn, sau đây là 10 điều chú ý trong quá trình viết code html:

1. Luôn khai báo thành phần Strict DOCTYPE

Thành phần DOCTYPE được thêm vào đầu trong tài liệu HTML để tạo thành chuẩn web mới  XHTML, những trang web không được khai báo thành phần DOCTYPE sẽ được cho là chuẩn web cũ (Lỗi thời) và không hợp lệ

Dưới đây là một thành phần DOCTYPE mẫu bạn có thể tham khảo:

<!DOCTYPE html PUBLIC “-//W3C//DTD XHTML 1.0 Transitional//EN” “http://www.w3.org/TR/xhtml1/DTD/xhtml1-transitional.dtd”>

<html xmlns=”http://www.w3.org/1999/xhtml” dir=”ltr” lang=”en-US”>

2. Luôn đặt giá trị cho tất cả các thuộc tính (Attribute) của các thẻ.

Khi khai báo thuộc tính của các thẻ, bạn buộc phải thêm giá trị cho thuộc tính đó mà không được phép bỏ trống.

Ví dụ:

Cách viết không đúng chuẩn:

<h2 title=””>HTML validator</h2>

Cách viết đúng chuẩn

<h2 title=”HTML”>HTML validator</h2>

3. Giá trị của các thuộc tính phải được đặt trong dấu ngoặc kép (“”)

Cách viết không đúng chuẩn

<h2 title=first>HTML validator</h2>

Cách viết đúng chuẩn

<h2 title=”first”>HTML validator</h2>

4. Luôn đặt thuộc tính alt cho thẻ <img>

Giá trị của thuộc tính Alt trong thẻ <img> sẽ được hiển thị thay thế khi link hình ảnh không tồn tại. Ngoài ra còn có tác dụng đối với SEO cho website.

Chuẩn XHTML bắt buộc bạn phải đặt thuộc tính Alt cho tất cả các hình ảnh trong trang web.

Cách viết không đúng chuẩn

<img src=”logo.gif” />

Các viết đúng chuẩn

<img src=”logo.gif” alt=”Logo” />

5. Luôn đóng tất cả các thẻ

Việc quên đóng một thẻ nào đó sau khi mở không những không valid được HTML mà có thể còn làm giao diện của bạn hiển thị không đúng.

Đối với các cặp thẻ phải luôn có thẻ đóng

<p> thì phải có </p>, <div> phải có </div>

Đối với các thẻ đơn thì phải có dấu / (slash) ở cuối

<br />, <img />, <hr />

6. Đóng đúng thứ tự các thẻ

HTML là ngôn ngữ logic, do đó bạn phải luôn đóng dúng thứ tự tất cả các thẻ từ trong ra ngoài.

Cách viết không đúng chuẩn

<p><span>HTML là gì?</p></span>

Cách viết đúng chuẩn:

<p><span>HTML là gì?</span></p>

7. Đối với HTML List (ul, ol, li)

Thẻ <li> là phần tử của ul và ol, do đó thẻ <li> phải luôn được đặt trong cặp thẻ <ul> hoặc cặp thẻ <ol>.

8. Đặt đúng vị trí của các thành phần block và Inline

Có thể đặt các thành phần inline trong các thành phần block, như không thể đặt các thành phần Block trong trong các thành phần Inline

Cách viết không đúng chuẩn:

<span>

<p>HTML là gì?</p>

</span>

Thành phần p là thành phần block, do đó không thể đặt trong thành phần span (Span là thành phần Inline).

9. Sử dụng mã để thay cho các ký tự đặc biệt

Khi bạn muốn hiển thị các ký tự đặc biệt như: <, >, &, …, thì trong HTML các ký tự đó phải được viết ở dạng mã:

Ví dụ muốn hiển thị > thì bạn phải thay thế bằng &gt;

< thay thế bằng &lt;

& thay thế bằng &amp;

….

10. Viết thường tất cả các tên thẻ

Mình rất nhiều lần bắt gặp một số trang web gặp lỗi này, đó là viết Hoa tên thẻ, ví dụ <B>Viết hoa tên thẻ</B>. Nếu bạn cũng có ý định đó thì xin hãy sửa chữa ngay lúc này, thứ nhất  mất thời gian hơn (vì phải bật Caps Lock, hoặc nhấn thêm Shift), và điều quan trọng nhất là cách viết đó không đúng chuẩn

11. Đối với thẻ <script>

Đối với thẻ <script> sử dụng thuộc tính type=”text/javascript” thay cho language=”javascript”

<script type=”text/javascript” >//Code here</script>

Bên trên 11 lưu ý để viết mã HTML đúng chuẩn, có thể nó chưa đầy đủ nhưng mình mong rằng nó giúp ích được cho bạn.

Chào và hẹn gặp lại bạn ở bài tiếp theo trong dự án này

4.9/5 (16 Đánh giá)

Gửi Phản Hồi
Chọn đánh giá của bạn
0 Bình Luận
Thông tin người gửi
Anh Chị


Form đăng ký nhận bài mới

Đăng ký nhận bài viết mới

Khi mình đăng bài mới bạn sẽ nhận nó qua Email


Super-flatsome

Hướng dẫn thiết kế theme

Các functions thường dùng

  • Hotline: 0912 889 416

  • Fcwordpress trên facebook Fcwordpress trên Twitter Fcwordpress trên youtube

Mọi sự sao chép xin ghi rõ nguồn là fcwordpress.net

Chuyên trang về wordpress: hướng dẫn thiết kế theme, plugin, thủ thuật wordpress

0912889416